Kiến Trúc Cổ Điển Là Gì? Vẻ Đẹp Trường Tồn Theo Thời Gian 

Kiến trúc cổ điển, bắt nguồn từ Hy Lạp và La Mã cổ đại, là biểu tượng của sự tráng lệ và quyền lực, thể hiện qua sự cân đối, đối xứng, sử dụng vật liệu tự nhiên và các thức cột.

Phong cách kiến trúc cổ điển với tính chất nguyên thủy là những công trình tráng lệ, mang đậm tính truyền thống. Đây là phong cách phản ánh của lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ qua nhiều thời kỳ. Sự hình thành và phát triển của nó đã xây dựng nền móng cho nghệ thuật kiến trúc thế giới. Dưới đây là những thông tin bao quát về định nghĩa, quá trình phát triển cũng như những đặc điểm nổi bật của phong cách này.

1. Lịch Sử Hình Thành

Quá trình này bắt đầu từ thế kỷ V TCN ở Hy lạp và thế kỷ III ở La Mã. Phong cách này được tái hiện và phát triển mạnh ở thời kỳ Phục Hưng. Nổi bật từ những cột trụ đồ sộ và hình khối đơn giản, đến những lâu đài và nhà thờ với sự pha trộn giữa các yếu tố cổ điển và sáng tạo mới.

Mỗi một thời kỳ là một chương riêng biệt, mỗi một câu chuyện về những thay đổi trong xã hội, văn hóa và nghệ thuật của thời đại đó. Cụ thể như ở thời kỳ Baroque, mang lại sự lộng lẫy và cầu kỳ trong từng chi tiết, phản ánh sự thịnh vượng và quyền lực.

Trong khi đó, phong cách tân cổ điển (Neoclassical) là sự trở lại với những giá trị cổ điển, tái hiện lại sự đơn giản và cân đối. 

2. Phong Cách Kiến Trúc Cổ Điển Là Gì? 

Phong cách cổ điển thể hiện sự nguy nga hoành tráng và là biểu tượng của quyền lực, văn hóa. Ngoài ra, phong cách này thường thấy trong các công trình đền thờ được thiết kế với sự uy nghiêm và uy nghi, nhằm thể hiện lòng sùng bái, tôn trọng.

Chẳng hạn như đền Parthenon ở Athens, Hy Lạp. Đây là một công trình được xây dựng để thờ thần Athena. Đền Parthenon nổi bật với những cột Doric chắc chắn, mái vòm lớn và hình khối hài hòa. Công trình này  thể hiện sự cân đối và tinh tế. Điêu khắc và trang trí tại đền cũng phản ánh sự tôn kính và sự giàu có văn hóa của thời kỳ đó.

Đền Parthenon ở Athens thuộc Hy Lạp

3. Những Đặc Điểm Nổi Bật Trong Phong Cách Cổ Điển

3.1. Nghệ thuật đối xứng

Trong thiết kế cổ điển, nghệ thuật đối xứng được xem là linh hồn. Sự đối xứng này thường còn được thấy ở việc xây các cột trụ, bức tường, và cách phối màu sắc.

3.2. Màu sắc

Màu sắc ở đây không chỉ là điểm nhấn mà còn là nền tảng cho vẻ đẹp tinh xảo của công trình. Ở phong cách này, các công trình thường tập trung vào các gam màu nguyên thủy và tự nhiên của vật liệu như xám, vàng, trắng, và nâu trầm.

Sự kết hợp giữa các chi tiết chạm khắc mạ vàng trên nền trắng tạo nên sự sang trọng, lộng lẫy. Trong khi đó, màu nâu trầm của gỗ mang đến cảm giác hoài cổ, sâu lắng.

3.3. Ánh sáng

Ánh sáng giúp làm nổi bật đường nét của không gian. Thông thường, các công trình đặt ở hướng ánh sáng chiếu xiên qua các chi tiết, nhằm tạo điểm nhấn cho các chi tiết trong kiến trúc.

3.4. Họa tiết trang trí

3.4.1. Cột

Trong kiến trúc Roman, cột đóng vai trò quan trọng không chỉ về mặt cấu trúc mà còn trong thẩm mỹ. Các kiểu cột như Doric, Ionic, Corinthian và Tuscan đều mang dấu ấn từ kiến trúc La Mã – Hy Lạp cổ.

Cụ thể hơn, Doric mang vẻ ngoài đơn giản và ít trang trí, trong khi đó, Ionic cao hơn với đế tròn và cuộn dây trang trí. Corinthian được chạm khắc tỉ mỉ với hình hoa lá, còn Tuscan mang vẻ giản đơn. Tất cả tạo nên sự đẳng cấp cho công trình.

Các thức cột trong phong cách cổ điển

3.4.2. Vòm

Mái vòm không chỉ là yếu tố giúp bảo vệ công trình tránh những tác động của thời tiết. Ngoài ra, nó còn giúp tạo điểm nhấn sang trọng cho các công trình. Mái vòm còn tượng trưng cho sự đầy đặn, phong phú, làm tôn lên vẻ đẹp của thiết kế cổ điển.

Các hình khối dạng vòm tròn và vòm cung được kết hợp một cách khéo léo. Ngoài ra, các dạng hình khối này còn được thể hiện chi tiết ở ban công, cửa sổ, tạo nên sự tinh tế và hài hòa cho tổng thể công trình.

Nhìn chung, các họa tiết trang trí trong phong cách kiến trúc cổ điển đều được các kiến trúc sư thể hiện tỉ mỉ và uyển chuyển. Không gian trong phong cách này tránh sử dụng các đường nét cứng cáp, thẳng đứng. Thay vào đó, các kiến trúc sư sẽ ưu tiên các đường cong mềm mại, tinh tế.

3.5. Vật liệu xây dựng

Trong kiến trúc cổ điển, vật liệu mang cảm giác cứng cáp, chắc chắn. Cụ thể hơn, các vật liệu như đá cẩm thạch, đá sa thạch, đá hoa cương được ưa chuộng. Tất cả tạo nên sự trang trọng, uy nghiêm cho không gian của bạn. 

4. Kết Luận

Phong cách kiến trúc cổ điển, với nguồn gốc từ Hy Lạp và La Mã. Nó  không chỉ là biểu tượng của sự cân đối và hài hòa về tỷ lệ. Bên cạnh đó, kiến trúc này còn phản ánh sự thịnh vượng và quyền lực qua từng thời kỳ lịch sử.