Kiến Trúc Phục Hưng Là Gì? Dấu Ấn Văn Hóa Tôn Giáo 

Kiến trúc Phục Hưng, ra đời ở Ý, là sự hồi sinh của các nguyên tắc cổ điển, nhấn mạnh vào tỷ lệ cân đối. Nổi bật qua các công trình có mái vòm, cột trụ và cửa sổ.

Kiến trúc Phục Hưng xuất hiện từ giữa thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đây là phong cách nổi tiếng với dấu ấn của các văn hóa tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo. Phong cách này là sự kết hợp văn hóa và nghệ thuật La Mã và Hy Lạp, mang đến vẻ đẹp độc đáo trong lịch sử kiến trúc.

1. Lịch Sử Hình Thành

Khoảng năm 1400 tại Florence ở Ý, kiến trúc Phục Hưng xuất hiện như một phong trào nghệ thuật mới. Trong suốt 200 năm tiếp theo, phong cách này lại lan rộng khắp Ý và Châu Âu đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử kiến trúc.

Trong bối cảnh phồn thịnh của Châu Âu, Phục Hưng trở thành biểu tượng cho sự giàu có và quyền lực. Những yếu tố này thường phản ánh qua từng đường nét, họa tiết ở các công trình. Bên cạnh đó, phong cách này không chỉ tiếp nối cho kiến trúc Gothic mà còn là bước đệm cho phong cách Baroque phát triển.  

2. Phong Cách Kiến Trúc Phục Hưng Là Gì?

Phong cách kiến trúc Phục Hưng là sự tiếp nối của kiến trúc Gothic và mở đường cho phong cách Baroque kế thừa. Đây là phong cách phổ biến tại Florence, Ý, phản ánh các ảnh hưởng của tôn giáo, đặc biệt là Thiên Chúa Giáo.

Lối kiến trúc này nhấn mạnh vào tỷ lệ đối xứng, tỷ lệ hình học và lấy cảm hứng từ lối kiến trúc cổ đại. Cho nên, phong cách này tuân thủ các nguyên tắc cổ điển, thường có trục thẳng ở tâm khi thiết kế. Ngoài ra, các cột trụ sẽ là yếu tố nổi bật, mang đến vẻ đẹp vững chãi và trang nghiêm.

Tuy nhiên, khi so sánh với kiến trúc cổ điển, phong cách Phục Hưng đơn giản hóa các chi tiết rườm rà. Thay vào đó, các kiến trúc sư thường sử dụng các cột trụ vững chãi, lanh tô, mái vòm bán nguyệt hoặc bán cầu trong thiết kế.

Lâu đài Chambord

3. Đặc Điểm Nổi Bật

3.1. Tỷ Lệ Công Trình

Công trình Phục Hưng thường có tỷ lệ cân đối hoàn hảo, với việc chú trọng vào sự hài hòa giữa các phần của công trình. Cụ thể, mỗi phần từ cửa sổ, cột, mái vòm, cho đến tổng thể kiến trúc đều được tính toán kỹ lưỡng.

Các tỷ lệ áp dụng trong thiết kế được các nhà toán học thời cổ đại như Pythagore xác định và tính toán . Những tỷ lệ này thường bao gồm 1:1, 2:2, 3:3 và 3:4. Chúng trở thành những cơ sở quan trọng, thể hiện vẻ đẹp cân đối cho các công trình.

3.2. Cửa Sổ

Cửa sổ có thể được kết hợp những vòm hình bán nguyệt với các thanh dầm hình vuông hoặc tam giác. Ngoài ra, còn một loại vòm kiểu “Palladian” được nhiều người ưa chuộng, sử dụng phổ biến rộng rãi ở thời kỳ Mannerist. Cụ thể hơn, đây là loại vòm có hình dạng nửa vòng tròn cao, tạo cảm giác mới lạ cho tổng thể không gian.

3.4. Mái Vòm

Trong kiến trúc Phục Hưng, mái vòm không chỉ được sử dụng như một yếu tố đặc trưng mà còn được áp dụng cho không gian nhỏ. Đặc điểm này tạo nên điểm nhấn nghệ thuật cho cả nội và ngoại thất.

Các công trình nổi tiếng đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử kiến trúc là Nhà thờ Đức Bà (Basilica di Santa Maria del Fiore). Ngoài ra, còn nổi bật với thiết kế Vương cung thánh đường Thánh Phêrô. Nhờ đó, mái vòm trở thành một phần quan trọng trong các công trình tôn giáo và kiến trúc dân dụng như Villa Rotonda.

Nhà thờ chính tòa Santa Maria del Fiore với mái vòm đặc trưng

3.5. Cột Và Trụ

Việc sử dụng các loại cột La Mã như Tuscan, Doris, Ionic, Corinthian và Composite rất phổ biến. Các cột này không chỉ thực hiện chức năng cấu trúc và hỗ trợ, mà còn được sử dụng như một yếu tố trang trí, thể hiện qua cách sử dụng Pilasters.

Kiến trúc sư thời Phục Hưng coi trọng việc tích hợp các cột và trụ một cách hài hòa vào công trình. Với những đặc điểm trên tạo ra sự đồng nhất và tinh tế trong thiết kế.

5 thức cột được sử dụng trong phong cách cổ điển

4. Những Công Trình Kiến Trúc Phục Hưng Nổi Tiếng Trên Thế Giới

4.1. Thánh đường Santa Maria del Fiore

Thánh đường Santa Maria del Fiore ở Ý

4.2. Nhà thờ St.Peter

Nhà thờ St Peter linh thiêng của Đạo Thiên chúa giáo

4.3. Lâu đài cổ Rosenborg

Lâu đài Rosenborg mang nét đặc trưng Phục Hưng ở Đan Mạch

4.4. Quảng trường Piazza del Campidoglio

Quảng trường Piazza del Campidoglio

5. Kết luận

Qua những công trình Phục Hưng nổi tiếng, bạn có thể cảm nhận được những nét đẹp độc đáo của lối kiến trúc này. Từ những mái vòm đồ sộ đến cột và trụ mang nét đẹp cổ điển.