KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA LÀ GÌ? VẺ ĐẸP TINH TẾ SANG TRỌNG

Kiến trúc thuộc địa là sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc của các nước thực dân và đặc điểm bản địa, thể hiện qua vật liệu tự nhiên, bố cục đối xứng và mái nhà đặc trưng.

Phong cách kiến trúc thuộc địa nổi bật với những gam màu tinh tế, bố cục đối xứng, mang đến cho ngôi nhà nét đẹp tinh tế. Kiểu kiến trúc này thích hợp cho những người yêu thích vừa vẻ đẹp hiện đại vừa theo kiểu truyền thống.

1. Lịch sử hình thành phong cách thuộc địa 

Kiến trúc Colonial phát triển mạnh mẽ ở châu Âu (Anh, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) vào thế kỷ 17. Colonial như một làn gió mới thổi vào Bắc và Nam Mỹ. Điều này không chỉ mang lại một diện mạo mới cho các nước thuộc địa mà còn thể hiện sự đa dạng trong việc thích nghi với môi trường sống.

2. Phong cách Colonial (thuộc địa) là gì ?

Kiến trúc thuộc địa là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách kiến trúc của các nước thực dân và những đặc điểm bản địa tại các nước thuộc địa. Điển hình như kiến trúc Indochine, mang đậm dấu ấn của kiến trúc thuộc địa Đông Dương.

Phong cách thuộc địa phản ánh sự thích nghi khéo léo và sáng tạo trong việc tạo ra những không gian sống phù hợp với môi trường mới, đồng thời khắc họa sâu sắc những tác động lịch sử và văn hóa trong thời kỳ thuộc địa, để lại dấu ấn mạnh mẽ trên nền kiến trúc địa phương.

3. Đặc điểm nổi bật

3.1. Vật liệu sử dụng

Trong kiến trúc thuộc địa, vật liệu chủ yếu sử dụng là gạch, đá, và gỗ. Sự lựa chọn này không chỉ phản ánh nguồn nguyên liệu sẵn có của vùng mà còn đảm bảo sự bền vững và khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu địa phương.

3.2. Mái nhà

Mái nhà thường mang hai phong cách đặc trưng: mái nhọn cao phổ biến tại Anh và mái vòm uyển chuyển đặc trưng ở Pháp. Mỗi kiểu mái đều góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo, vừa mạnh mẽ vừa thanh thoát cho không gian sống Địa Trung Hải

Ngôi nhà phong cách thuộc địa với thiết kế mái nhà dốc

3.3. Cửa sổ

Cửa sổ trong kiến trúc thuộc địa thường có nhiều ô kính nhỏ, tạo thành cửa sổ lớn dạng lưới. Ngoài ra, cửa sổ lồi cũng là lựa chọn phổ biến cho phong cách kiến trúc này. Bên cạnh đó, các cửa sổ được bố trí đều nhau trên mặt tiền, tạo nên một hình ảnh đồng nhất và cân đối.

3.4. Cấu trúc hình dáng

Sự đối xứng là một trong những yếu tố đặc trưng nhất của kiến trúc thuộc địa, với cấu trúc hình chữ nhật hoặc hình vuông, tạo nên vẻ đẹp cổ điển và đồng nhất.

Những ngôi nhà mang phong cách thuộc địa thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông vững chãi. Điều này không chỉ phản ánh sự cân nhắc và tỉ mỉ trong quá trình thiết kế. Ngoài ra, còn thể hiện một trật tự và sự hài hòa, tạo ra một cảm giác thoải mái cho người nhìn.

Ngôi nhà thuộc phong cách thuộc địa với đặc điểm đối xứng

3.5. Đặc điểm khác

  • Nhà có phong cách thuộc địa thường cao từ 2 đến 3 tầng, với tường xây từ gỗ, gạch hoặc đá.
  • Bố trí không gian: mỗi dãy chiều dài có 1 phòng, chiều rộng thì từ 2 đến 3 phòng.
  • Cầu thang ở trung tâm được làm bằng gỗ, tạo nên điểm nhấn sang trọng cho lối vào.
  • Không gian sinh hoạt chung ở tầng trệt, phòng ngủ ở tầng hai hoặc tầng ba.

Căn nhà phong cách thuộc địa cao từ 2 đến 3 tầng

4. Các phong cách kiến trúc Thuộc địa phổ biến

4.1. Phong cách thuộc địa Pháp

Đặc điểm của kiến trúc thuộc địa Pháp thường bao gồm cửa sổ lớn với khung sắt, và tường vữa sơn màu sáng. Ngoài ra, nó còn nổi bật với các hiên rộng và sảnh vào lớn, thường có cột trụ và ban công trang trí. Các công trình thường được xây dựng để phù hợp với khí hậu nhiệt đới và có khu vườn rộng rãi.

Phủ chủ tịch ở Hà Nội thuộc phong cách Pháp

4.2. Phong cách thuộc địa Tây Ban Nha

Phong cách thuộc địa Tây Ban Nha (Spanish Colonial) phổ biến ở các vùng California và Florida. Với các đặc trưng như mái nhà ngói đỏ, tường dày màu trắng hoặc màu đất, và có sân trong.

Ngôi nhà thuộc phong cách Tây Ban Nha với đặc trưng mái đỏ

4.3.  Phong cách thuộc địa Hà Lan

Kiến trúc thuộc địa Hà Lan (Dutch Colonial) thường được biết đến với mái gambrel rộng. Người dân thường gọi những tên gọi phổ biến như mái Hà Lan, mái bầu hay mái khuỷu rộng và chúng còn được tận dụng làm gác mái. Hơn thế nữa, những ngôi nhà thuộc lối kiến trúc này đặc trưng với hai mặt phẳng tại mỗi hai đầu và hai mặt dốc ở hai bên còn lại.

Thêm một đặc điểm về thiết kế chính là mái hiên loe mở rộng theo chiều dài của ngôi nhà. Đặc trưng này tạo cảm giác nhìn ngôi nhà như những kho chứa.

Ngôi nhà được xây theo kiến trúc thuộc địa Hà Lan với mái gambrel

5. Kết luận

Kiến trúc thuộc địa là sự giao thoa giữa văn hóa và lịch sử trên thế giới. Với những đặc điểm nổi bật và sự đa dạng trong các biến thể. Cho nên, những ngôi nhà thuộc phong cách này tạo nên những giá trị thẩm mỹ và kiểu kiến trúc đặc sắc.

.