PHONG CÁCH BAUHAUS LÀ GÌ? CÂN BẰNG SỰ TIỆN NGHI & THẨM MỸ
Kiến trúc Bauhaus là phong cách đề cao sự đơn giản, công năng, sử dụng hình khối cơ bản và vật liệu hiện đại, tạo nên các công trình và đồ nội thất mang tính biểu tượng, có ảnh hưởng sâu rộng đến nghệ thuật và thiết kế đương đại.
Kiến trúc Bauhaus thay đổi cách nhìn nhận về nghệ thuật, thiết kế và kiến trúc trên toàn thế giới. Phong cách này tập trung vào sự kết hợp giữa nghệ thuật, thủ công và công nghiệp. Bài viết dưới đây là cái nhìn sâu hơn về kiến trúc Bauhaus, từ lịch sử hình thành đến các đặc điểm nổi bật.
1. Lịch Sử Hình Thành
Phong cách Bauhaus bắt nguồn từ trường nghệ thuật Staatliches Bauhaus. Đây là ngôi trường được thành lập với mục tiêu hợp nhất nghệ thuật và thiết kế, loại bỏ sự phân biệt giữa thủ công và nghệ thuật.
Bên cạnh đó, nó cũng đã trải qua một hành trình đầy biến động qua ba thành phố khác nhau của Đức. Bắt đầu tại Weimar vào năm 1919, sau đó tiếp tục phát triển ở Dessau vào năm 1925. Cuối cùng kết thúc tại Berlin vào năm 1933, trước khi buộc phải đóng cửa.
Quá trình đầy thách thức và đổi mới này được dẫn dắt bởi ba vị lãnh đạo tài năng. Đầu tiên, Walter Gropius là người đặt nền móng cho trường và giữ vị trí lãnh đạo. Tiếp sau đó, Hannes Meyer đã nắm quyền và đưa trường phát triển mạnh mẽ đến năm 1930. Cuối cùng, Ludwig Mies van der Rohe với tầm nhìn và sự kiên định của mình, đã dẫn dắt trường trong giai đoạn cuối cùng.
Trường nghệ thuật Staatliches Bauhaus
2. Kiến Trúc Bauhaus Là Gì?
Kiến trúc Bauhaus được biết đến với sự đơn giản, đề cao công năng và sự tối giản với mái nhà bằng phẳng trong thiết kế. Phong cách này tập trung vào việc sử dụng các hình khối cơ bản như hình tam giác, hình vuông và hình tròn. Hơn thế nữa, còn phối hợp hài hòa giữa các dạng hình để tạo ra không gian sống động và mục đích sử dụng rõ ràng. Trong phong cách này, nổi tiếng với câu slogan: ‘’Trang trí là tội lỗi, thật thà với vật liệu, hình thức theo công năng’’.
Kiến trúc Bauhaus với thiết kế mái bằng phẳng
3. Đặc Điểm Nổi Bật
3.1. Cấu trúc hình dáng
Kiến trúc Bauhaus nổi bật với việc sử dụng các hình khối đơn giản nhưng mạnh mẽ. Mặt tiền của các công trình thường nhẵn, không trang trí rườm rà, phản ánh triết lý “Hình thức tuân theo chức năng” và sự tối giản.
Ngoài ra, các công trình thường được bố trí để tận dụng tối đa các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió, cảnh quan. Hơn thế nữa, với thiết kế tạo không gian mở. Các thiết kế sẽ ưu tiên việc tạo không gian mở với mục tiêu mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người ở.
3.2. Vật liệu xây dựng
Vật liệu được ưa chuộng trong thiết kế Bauhaus bao gồm kính, thép không gỉ, và bê tông. Những vật liệu này nhấn mạnh vào sự mới mẻ, bền vững và dễ bảo dưỡng.
Trong thiết kế theo phong cách Bauhaus thường sử dụng các vật liệu như kính, thép không gỉ, gỗ dán và bê tông. Việc sử dụng các vật liệu này giúp người sử dụng dễ dàng trong việc bảo trì và bảo dưỡng, cũng như khả năng thích ứng với nhiều điều kiện môi trường khác nhau.
Công trình phong cách Bauhaus sử dụng các vật liệu bê tông
3.3. Đề cao công năng
Trong tinh thần của phong cách Bauhaus, việc đề cao công năng được coi là ưu tiên hàng đầu. Các công trình khi thiết kế sẽ được xác định rõ ràng công năng cần đạt được.
Chúng sẽ được loại bỏ mọi chi tiết thừa, không cần thiết. Từ đó, hướng đến sự đơn giản nhưng cũng không kém phần tinh tế. Thẩm mỹ đi liền với chức năng và công năng quyết định hình dáng.
Thiết kế nội thất Bauhaus chú trọng công năng
3.4. Mái Nhà
Một đặc điểm dễ nhận biết của kiến trúc Bauhaus là mái nhà bằng phẳng, thay vì mái nhà dốc truyền thống. Điều này không chỉ tạo ra vẻ ngoài hiện đại mà còn phản ánh quan điểm thiết kế đột phá, chú trọng vào sự đơn giản và hiệu quả.
3.5. Sự Bất Đối Xứng
Bauhaus thường sử dụng sự bất đối xứng trong thiết kế để tạo ra sự độc đáo và nhấn mạnh vào tính nghệ thuật của công trình. Sự bất đối xứng này giúp tạo điểm nhấn và sự chú ý, làm cho công trình nổi bật và độc đáo.
3.6. Màu Sắc
Màu sắc trong kiến trúc Bauhaus thường khá đơn giản, sử dụng chủ yếu là các màu sắc cơ bản và trung tính. Ví dụ các màu sắc như trắng, đen và các gam màu xám được sử dụng phổ biến, rộng rãi. Tuy nhiên, một số công trình cũng có sự kết hợp màu sắc táo bạo như màu đỏ, xanh, vàng để tạo điểm nhấn.
4. Công Trình Kiến Trúc Bauhaus Nổi Tiếng
4.1. Bảo tàng Bauhaus-Archiv ở Berlin, Đức
Bảo tàng Bauhaus-Archiv ở Berlin, Đức
5. Đồ Nội Thất Theo Phong Cách Bauhaus
5.1. Đèn bàn Wagenfeld
Được thiết kế tại Thụy sĩ, Wagenfeld là biểu tượng của phong cách Bauhaus. Đèn được thiết kế chú trọng vào các hình học cơ bản, tạo vẻ đẹp tối giản, tinh tế.
Đèn bàn Wagenfeld phong cách Bauhaus
5.2. Ghế Wassily
Đây là tác phẩm nổi tiếng khác của Bauhaus được thiết kế bởi Marcel Breuer. Đây là ví dụ điển hình về việc áp dụng công nghệ và vật liệu mới vào đồ nội thất. Nó nổi bật với khung thép không gỉ và dây da, không chỉ mang tính nghệ thuật cao và còn mang lại cảm giác thoải mái khi ngồi.
Ghế Wassily theo phong cách Bauhaus
5.3. Tay nắm Door Knob
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Walter Gropius, tay nắm này được sản xuất lần đầu tiên tại nhà máy Fagus. Nó phản ánh bước tiến trong thiết kế về sự kết hợp giữa hình vuông và tay nắm trụ tròn. Với những chi tiết thiết kế đơn giản này giúp nó mang lại vẻ ngoài đơn giản và tinh tế.
5.4. Bộ sưu tập thương hiệu MR
Bộ sưu tập này bao gồm ghế salon và ghế đẩu, chúng sử dụng các chất liệu như thép không gỉ và da. Những món đồ trong bộ sưu tập này khi trang trí nội thất, tạo cho ngôi nhà vẻ sang trọng, tinh tế.
Bộ sưu tập MR phong cách Bauhaus
6. Kết luận
Kiến trúc Bauhaus là nguồn cảm hứng, ra đời nhiều tác phẩm ấn tượng, phổ biến rộng rãi ở nhiều lĩnh vực. Ngoài kiến trúc, nó còn đóng góp to lớn ở lĩnh vực phim ảnh, thời trang, đồ gia dụng.