Phong cách nổi bật với các khối bê tông đồ sộ, xếp chồng lên nhau, tạo nên vẻ đẹp độc đáo. Các công trình công cộng như nhà thờ, thư viện, nhà hát ở thế kỷ 20 thường gắn liền với Brutalism. Cùng Royal tìm hiểu thêm những đặc điểm nổi bật thú vị của Brutalism.
1. Lịch Sử Hình Thành
Phong cách Brutalism (chủ nghĩa thô mộc) là một dấu ấn đặc biệt, bắt đầu nổi bật từ giữa thế kỷ 20. Được kiến trúc sư Le Corbusier khởi xướng, nó đã mở ra một chương mới với những ý tưởng táo bạo và độc đáo.
Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1970, Brutalism lan tỏa không chỉ ở Anh mà còn phổ biến rộng rãi tới Châu Âu và Bắc Mỹ. Các tòa nhà mang phong cách Brutalism nổi bật với các khối lớn và hình học đơn giản mạnh mẽ.
Brutalism được xây dựng với các khối hình học đơn giản
2. Phong Cách Brutalism Là Gì?
Phong cách Brutalism còn gọi là phong cách nội thất thô mộc thuộc trào lưu kiến trúc hiện đại. Nó phản ánh quan điểm về sự đơn giản, mộc mạc. Phong cách này nổi bật với việc sử dụng bê tông thô, không qua xử lý làm vật liệu chính. Từ đó, tạo ra những công trình có ngoại hình gai góc, mạnh mẽ và thô ráp.
Các thiết kế Brutalism thường thấy ở các công trình công cộng như trường học, thư viện, và nhà ga. Nó phổ biến không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều quốc gia khác tại Châu Âu và Bắc Mỹ.
Brutalism sử dụng các vật liệu bê tông thô là chính
3. Đặc Điểm Nổi Bật
3.1. Cấu Trúc, Hình Dáng
Cấu trúc và hình dáng trong kiến trúc Brutalism thể hiện vẻ đẹp thô ráp, mộc mạc. Ngoài ra, các công trình theo phong cách này thường được xây dựng với hình khối lớn, nặng nề và gồ ghề, tạo cảm giác kiên cố, vững chãi.
Hơn thế nữa, các công trình sử dụng các hình dạng khác thường, không đối xứng, với các khối lớn xếp chồng lên nhau. Điều này thể hiện sự sáng tạo và tư duy đột phá trong thiết kế thời bấy giờ.
Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Brutalism
3.2. Mái Nhà
Mái nhà trong kiến trúc Brutalism thường được thiết kế bằng phẳng, không có nhiều chi tiết trang trí.
Với thiết kế mái nhà bằng phẳng sẽ là điểm nhấn, phản ánh quan điểm thiết kế tối giản và chú trọng vào công năng. Mái nhà không chỉ giúp tạo ra dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi cho toàn bộ công trình, mà còn giúp dễ bảo trì.
3.3. Vật Liệu Sử Dụng
Vật liệu trong kiến trúc Brutalism nổi bật với sự nặng nề và thô ráp. Bê tông thô không qua xử lý là vật liệu chủ đạo, kết hợp cùng gạch, kính, thép, đá, và rọ đá. Sự kết hợp này không chỉ tạo nên vẻ đẹp độc đáo mà còn thể hiện tính chất vững chắc, bền bỉ của công trình.
Công trình Brutalism nổi bật với hình khối độc đáo
3.4. Màu Sắc
Màu sắc trong kiến trúc Brutalism thường đơn sắc, phản ánh sự chân thực và mộc mạc của vật liệu. Không gian nội thất và ngoại thất thường giữ nguyên màu sắc tự nhiên của bê tông và các vật liệu khác, tạo nên một không gian mạnh mẽ và ấn tượng.
Màu sắc trong kiến trúc này thường sử dụng màu sắc tự nhiên của bê tông, hay các vật liệu khác như thép, kính, và đá. Những vật liệu này được giữ nguyên bản chất, giúp nổi bật vẻ đẹp thô ráp, mạnh mẽ của công trình.
GH3 house nổi tiếng với lối kiến trúc Brutalism
4. Các Công Trình Phong cách Brutalism Nổi Tiếng
4.1. Công trình Unité d’Habitation
Công trình Unité d’Habitation
4.2 Tòa nhà quốc hội ở Chandigarh Ấn Độ
Tòa nhà quốc hội ở Ấn Độ
4.3. Tòa nhà J. Edgar Hoover ở Washington D.C
Tòa nhà J. Edgar Hoover ở Washington D.C
5. Kết luận
Các công trình mang phong cách Brutalism ở trên đều có những đặc điểm nổi bật như sử dụng vật liệu thô mộc, thiết kế các hình khối theo kiểu bất đối xứng. Lối kiến trúc này kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, tạo nên không gian sống nghệ thuật, phóng khoáng.