Phong Cách Cổ Điển và Tân Cổ Điển: Sang Trọng & Đẳng Cấp

Kiến trúc cổ điển và tân cổ điển đều thể hiện sự sang trọng, vật liệu cao cấp và hệ thức cột, nhưng cổ điển chi tiết cầu kỳ, phức tạp hơn, còn tân cổ điển hướng tới sự đơn giản, tinh tế và thanh thoát hơn.

Từ những ngôi đền cổ đại Hy Lạp đến những biệt thự sang trọng hiện đại. Kiến trúc cổ điển và tân cổ điển luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế.

Mặc dù có chung gốc rễ, hai phong cách này lại mang những nét đặc trưng riêng biệt, phản ánh sự thay đổi của xã hội và thẩm mỹ qua các thời kỳ. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những điểm khác biệt và giống nhau giữa kiến trúc cổ điển và tân cổ điển.

1.      Đặc điểm chung của phong cách Cổ điển và Tân cổ điển

Phong cách Cổ điển và Tân cổ điển đều gắn liền với sự sang trọng và đẳng cấp. Đây là những biểu tượng trong giai đoạn văn hóa, xã hội đầy thịnh vượng.

Cả hai phong cách đều được lấy cảm hứng từ các công trình của giới quý tộc châu Âu với các đường nét mang lại cảm giác bề thế. Dù là Cổ điển hay Tân cổ điển, các biệt thự được xây dựng theo hai phong cách này đều toát lên vẻ uy nghiêm và tráng lệ.

Các loại vật liệu như đá cẩm thạch, đá hoa cương, và gỗ cao cấp thường được chọn và sử dụng cho 2 phong cách này khi xây dựng. Nhờ vậy, tạo ra một không gian sang trọng, ấn tượng cho các công trình.

Điểm nhấn chung và quan trọng nhất ở lối kiến trúc này là hệ thức cột Doric, Ionic, và Corinthian. Đây là những loại cột đặc trưng, gắn liền với kiến trúc Hy Lạp và La Mã.

Cổ điển và Tân cổ điển Sử dụng các thức cột làm điểm nhấn chính

2.    Sự khác nhau giữa Tân cổ điển và Cổ điển

2.1. Thời kỳ hình thành

Phong cách Cổ điển phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XVIII, lấy cảm hứng từ kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Đây là phong cách thường thấy ở các công trình như cung điện, nhà thờ và những công trình này mang tính biểu tượng cho quyền lực và tôn giáo. Những yếu tố cơ bản của phong cách này đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về tỷ lệ, đối xứng và các chi tiết trang trí phức tạp.

Tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, đây là sự tái sinh và cách tân từ phong cách Cổ điển. Đây là thời kỳ mà xã hội bắt đầu có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế và chính trị. Ngoài ra, nhu cầu trong việc tìm kiếm sự cân bằng giữa vẻ đẹp lộng lẫy của Cổ điển và tính thực dụng, thanh thoát của hiện đại cũng bắt đầu.

Phong cách này vẫn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, nhưng không còn quá khắt khe trong tỷ lệ đối xứng. Công trình đáp ứng được tiêu chí cân đối, hài hòa là đã đạt chuẩn.

2.2. Họa tiết, hoa văn

Nếu như cổ điển nổi bật với những họa tiết cầu kỳ, phức tạp và mang tính tôn giáo, thì Tân cổ điển lại chọn sự đơn giản và tinh tế hơn. Các hoa văn trong phong cách Cổ điển thường được điêu khắc rất tỉ mỉ và có tính đối xứng.

Trong khi đó, họa tiết và hoa văn của Tân cổ điển thể hiện những đường nét thanh thoát và mềm mại hơn. Những chi tiết thường thấy là các cột trụ đơn giản, các vòng cung mềm mại hoặc những đường nét khắc nổi trên nền phẳng, phù hợp với thị hiếu bây giờ. 

Đường nét chi tiết của phong cách Tân cổ điển thanh thoát, mềm mại

2.4. Màu sắc

Phong cách Cổ điển ưu tiên sử dụng những gam màu nguyên thủy và tự nhiên của vật liệu như xám, vàng, trắng, và nâu trầm. Còn Tân cổ điển phối hợp sử dụng các gam màu  trắng xám giúp tổng thể cân đối hài hòa.

3. Kết luận

Phong cách Cổ điển và Tân cổ điển là hai dòng chảy song hành, tạo nên sức hấp dẫn vượt thời gian trong nghệ thuật kiến trúc. Dù là vẻ đẹp quyền uy, trang nghiêm của Cổ điển hay nét thanh lịch, tươi mới của Tân cổ điển. Mỗi phong cách đều đem đến một trải nghiệm không gian sống độc đáo, đậm chất nghệ thuật.