Thức cột là yếu tố kiến trúc quan trọng trong kiến trúc cổ điển, với 5 loại chính: Doric, Ionic, Corinthian, Tuscan và Composite. Mỗi loại có đặc điểm riêng về hình dáng, tỷ lệ, phản ánh sự phát triển từ kiến trúc Hy Lạp đến La Mã.
Thức cột là một trong những yếu tố đặc trưng và quan trọng nhất trong kiến trúc cổ điển, đặc biệt trong nền văn minh Hy Lạp và La Mã. Hiện nay, có 5 thức cột chính bao gồm cột Doric, Ionic, Corinthian, Tuscan và Composite. Mỗi loại có các đặc điểm về hình dáng, tỷ lệ và trang trí khác nhau. Chúng phục vụ cả chức năng kết cấu lẫn thẩm mỹ.
2. So sánh các thức cột ở thời kỳ Hy Lạp và La Mã
Các thực cột ở thời kỳ Hy Lạp nổi bật với sự thanh thoát và cân đối. Trong khi đó, kiến trúc La Mã phát triển phong cách kiến trúc thực dụng, thêm các yếu tố trang trí và phô trương sự quyền lực.
Các thức cột trong kiến trúc La Mã thường có thêm chi tiết và tinh tế hơn so với Hy Lạp. Đặc biệt là với sự xuất hiện của thức cột Composite và Tuscan – hai thức cột được sáng tạo thêm ở thời kỳ La Mã. Dưới đây là thông tin chi tiết phân biệt giữa 5 loại cột cổ điển.
2.1. Thức cột Doric
Thức cột Doric xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp vào thế kỷ 4 TCN và chính thức hoàn thiện ở thế kỷ 5. Doric đặc trưng cho sức mạnh và vẻ đẹp nam tính.
Đặc điểm nổi bật:
Thức cột Doric có thiết kế đơn giản và không cầu kỳ, thường không có đế cột. Thân cột ngắn, khỏe khoắn với các đường rãnh dọc (fluting), có từ 16 đến 20 rãnh. Đỉnh cột (capital) bao gồm phần echinus (hình tròn) kết hợp với phần abacus (hình vuông), tạo cảm giác vững chãi và ổn định.
Cột Doric có tỷ lệ chiều cao thấp, gấp khoảng từ 4 đến 6 lần đường kính thân cột. Tỷ lệ này tạo ra một cảm giác vững chãi và ổn định, phản ánh sự đơn giản và thực dụng của kiến trúc Hy Lạp.
Thức cột Doric thường được sử dụng trong các công trình tôn giáo như đền Parthenon, mang lại sự bền vững và tính trang nghiêm cho công trình. Các chi tiết trang trí của Doric ở Hy Lạp chủ yếu tập trung vào các đường nét rõ ràng, ít phức tạp.
Thức cột Doric được thiết kế đơn giản, không cầu kỳ
2.2 Thức cột Ionic
Thức cột Ionic có tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao là 1:8, mang lại vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng. Các cột Ionic thường được sử dụng trong những công trình kiến trúc có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, thể hiện sự tinh tế và tỉ mỉ.
Cột có đế được chạm khắc nhiều lớp, và thân cột có từ 24 đến 28 rãnh dọc (fluting), tạo nên sự mảnh mai và duyên dáng. Thức cột Ionic là phần đầu cột có hai cuộn xoắn ốc lớn (volute) ở hai bên, được thiết kế đối xứng, tạo cảm giác mềm mại và nhẹ nhàng, tượng trưng cho phụ nữ.
Thức cột Ionic với thiết kế có 2 cuộn xoắn ốc lớn
2.3 Thức cột Corinthian
Thức cột Corinthian xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 5 (427 TCN). Tuy nhiên, trong thời kỳ này, nó không phổ biến bằng các thức cột Doric và Ionic. Tỷ lệ của cột Corinthian thường có chiều cao gấp 10 lần đường kính thân cột, mang đến vẻ thanh thoát và nhẹ nhàng. Mặc dù có tỷ lệ mảnh mai, Corinthian vẫn giữ được tính ổn định và mạnh mẽ.
Đầu cột (capital) được chạm khắc chi tiết với hình lá acanthus. So với thức cột Doric và Ionic, phần đầu cột Corinthian tinh tế và phức tạp hơn. Lá acanthus được chạm trổ một cách nghệ thuật, tạo nên cảm giác sang trọng và mềm mại.
Thức cột Corinthian chạm khắc với hình lá acanthus
2.4 Thức cột Tuscan
Thức cột Tuscan là một phiên bản đơn giản và có tính thực dụng hơn của cột Doric, chủ yếu được phát triển và sử dụng trong kiến trúc La Mã.
Cột Tuscan là một phiên bản đơn giản hóa của cột Doric, với tỷ lệ chiều cao gấp từ 7 đến 8 lần đường kính thân cột, cao hơn cột Doric Hy Lạp. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Tuscan và Doric là cột Tuscan không có rãnh dọc, thân cột trơn mượt và không có các chi tiết trang trí phức tạp.
Trong thời kỳ La Mã, thức cột Tuscan thường được sử dụng trong các công trình cần tính thực dụng cao như cầu, cổng thành, và các công trình quân sự. Nó không được sử dụng nhiều cho các công trình tôn giáo hay nghệ thuật vì thiếu sự trang trí cầu kỳ. Tuy nhiên, thức cột này vẫn đáp ứng được yêu cầu về sự ổn định và bền vững, thể hiện sự phát triển thực dụng của kiến trúc La Mã.
Thức cột Tuscan không có rãnh dọc, thân cột trơn mượt
2.5 Thức cột Composite
Thức cột Composite là sự kết hợp giữa thức Ionic và Corinthian, xuất hiện trong thời kỳ La Mã cổ đại.
Đặc điểm nổi bật:
Thức cột Composite có tỷ lệ chiều cao từ 10 đến 12 lần đường kính thân cột, tương tự như thức Corinthian, với vẻ ngoài thanh thoát.
Phần đầu cột kết hợp giữa cuộn xoắn ốc của cột Ionic và các chi tiết lá acanthus của cột Corinthian. Phần thân cột cũng thường có các rãnh dọc, và đế cột có nhiều lớp trang trí phức tạp. Thức cột Composite thường được coi là loại thức cột tinh xảo nhất, phản ánh sự kết hợp giữa tinh hoa của kiến trúc Hy Lạp và La Mã.
Thức cột Composite thường xuất hiện trong những công trình có tính biểu tượng và cần thể hiện sự uy quyền, như các công trình tôn giáo và chính trị lớn.
Thức cột Composite được trang trí tinh xảo nhất
3. Ứng dụng Thức Cột trong Các Công Trình Thực Tế
3.1.Đền Parthenon (Hy Lạp), biểu tượng của sự mạnh mẽ và cổ kính.
Công trình đền Parthenon ở Hy Lạp sử dụng cột Doric
3.2.Đền Erechtheion
Đền Erechtheion sử dụng cột Ionic
3.3. Đền Pantheon
Đền Pantheon nổi bật với thức cột Corinthian
3.4. Đấu trườngColosseum
Đấu trường Colosseum sử dụng cột Tuscan vào công trình
3.5. Cung điện Hofburg
Cung điện Hofburg ở Venice sử dụng thức cột Composite